• QUY TRÌNH SẢN XUẤT VÁN ÉP PHỦ PHIM

    Quy trình sản xuất ván ép cốp pha phủ phim được biết là phức tạp, gồm nhiều công đoạn khác nhau, mỗi công đoạn đều đòi hỏi sự hoàn hảo để có được ván ép cốp pha phủ phim chất lượng

    Ván ép coppha phủ phim tuy đã có mặt trong các công trình xây dựng tại Việt Nam trong 10 năm trở lại đây, tuy nhiên chưa thật sự phổ biến trong ngành xây dựng lúc bấy giờ. Bởi các công trình được sử dụng ván ép coppha phủ phim phần lớn đều là những công trình có quy mô đầu tư lớn, tùy theo yêu cầu của chủ đầu tư. Ngày nay, ván ép coppha phủ phim đã được phổ biến rộng rãi, tiêu chuẩn công trình xây dựng từ các nhà biệt thự và villa củng đã sử dụng loại ván này.

    Ván ép coppha phủ phim có khả năng chịu nước và độ bền cao, có thể tái sử dụng nhiều lần khiến ván ép coppha phủ phim trở nên thông dụng trong ngành xây dựng. Quy trình sản xuất ván ép cốp pha phủ phim bao gồm nhiều công đoạn khác nhau, đòi hỏi nhiều yếu tố để cho chất lượng ván ép tốt nhất. Để giúp khách hàng hiểu rõ hơn, công ty Cẩm Lâm Bình Dương xin giới thiệu về Quy trình sản xuất ván ép phủ phim cho khách hàng tham khảo.

    QUY TRÌNH SẢN XUẤT VÁN ÉP CỐP PHA PHỦ PHIM GỒM CÁC BƯỚC CƠ BẢN SAU ĐÂY

    Bước 1: Nhập nguyên liệu

    Gỗ Bạch đàn, gỗ Keo, Cao su,.. là những loại gỗ chính dùng để sản xuất ván ép phủ phim ở Việt Nam hiện nay. Do có chất lượng ổn định, độ giản nở thấp, ít bị cong vênh, khá bền với tác động thời tiết, phù hợp với điều kiện tự nhiên ở nước ta, thế nên các loại gỗ này đem đến lợi nhuận không chỉ về mặt chất lượng, mà còn cả về mặt lợi nhuận.

    Bước 2. Gia công gỗ

    Gỗ thu về được gia công tỉ mỉ trước khi đưa vào khâu sản xuất. Các khúc gỗ tròn được cắt theo kích cỡ quy định, đưa vào máy bóc vỏ nhằm đảm bảo tính đồng đều, độ mịn của các lớp gỗ. Sau đó đưa vào máy lạng veneer nhằm cho ra những tấm gỗ mỏng. Dùng máy cắt quay venner để lấy những tấm veneer theo đường thẳng.

    Bước 3. Sấy khô

    Mặc dù đã trải qua quá trình phơi khô nhưng gỗ tự nhiên bao giờ cũng có độ ẩm nhất định (35 – 45%), vì vậy công đoạn sấy là không thể bỏ qua. Việc sấy gỗ giúp tăng cường độ bền, khả năng chịu lực, chịu nước, giúp tăng khả năng làm việc trong các điều kiện môi trường khắc nghiệt.

    Bước 4. Xếp ván

    Gỗ sau khi được lạng mỏng sẽ đem đi sấy khô và tráng keo rồi xếp vuống góc theo hướng vân gỗ ở mỗi lớp. Mục đích để tăng khả năng chịu lực khi cắt, các lớp ván sẽ được xếp theo chiều dọc của thớ gỗ.

    Bước 5. Ép ván

    Đây là quy trình quan trọng giúp cải thiện được việc tạo hình cũng như sự liên kết giữa các thớ gỗ dán của ván ép coppha phủ phim.

    Ép các lớp ván bao gồm 2 công đoạn là ép nguội và ép nóng:

    – Ép nguội: sau bước xếp ván, người ta ép nguội để các lớp gỗ gắn kết và định hình tốt hơn.

    – Ép nóng: phôi sản phẩm sau khi trải qua quá trình ép nguội sẽ được ép nóng cho chắc chắn và hoàn thiện nhằm tăng khả năng chống chịu với các điều kiện khắc nghiệt của môi trường.

    Bước 6. Hoàn thiện ván ép

    Bước cuối cùng của việc sản xuất ván ép phủ phim là hoàn thiện ván ép phủ phim. Bước này sẽ được dựa trên yêu cầu của khách hàng, xưởng sản xuất sẽ tiến hành chà nhám và cắt cạnh ván ép theo đúng quy cách.

    Và sau đó là tiến hành thực hiện các quy trình phủ phim bề mặt để chống nước cũng như chống trầy xước, tăng tuổi thọ cũng như tính thẩm mỹ của ván. Bên cạnh đó, việc sơn lại bằng sơn chống thấm sẽ giúp bảo vệ ván ép tốt hơn.

     


     

                                                   CÔNG TY TNHH MTV CẨM LÂM BÌNH DƯƠNG 

                                             VPGD: Lô 40, khu nhà ở thương mại Phú Hồng Thịnh, Kp. Chiêu Liêu,

    P. Tân Đông Hiệp, Tx. Dĩ An, T. Bình Dương 

    Điện thoại: 0274. 626 8981           website: www.camlambd.com

     

     

     

    Ngày đăng: 25-12-2020 985 lượt xem